Advertisement
Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao: 0989121911 - tvnseos@gmail.com - Zalo
Đặc sản miền Đông

3 món ăn nổi tiếng nhất của Sài Gòn hút hồn du khách

Nhắc tới Sài Gòn là không thể không nhắc tới hủ tiếu Nam Vang, mì vịt tiềm, cơm tấm. Hãy cùng khám phá những món ăn này trong bài viết sau đây nhé.

1. Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu không chỉ là món quen thuộc với thực khách Sài Gòn mà còn mang đặc trưng ẩm thực, níu chân du khách khắp nơi. Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc khá phức tạp.

Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng rồi mới cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào.

Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực… Nhưng nhất thiết phải có thịt bằm. Hủ tiếu khi du nhập vào miền Nam đã biến đổi ít nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây.

Đặc biệt Hủ tiếu Nam Vang do người Hoa chế biến sẽ có vị béo của nước béo và thơm thơm của xì dầu theo phong cách của người Hoa.

Tô hủ tiếu Nam Vang nguyên gốc của người Tiều bên Campuchia chỉ có thịt heo nạc xắt miếng và bằm, đĩa rau ăn kèm gồm xà lách, giá. Về đến Sài Gòn lại có thêm nhiều chất đạm phụ như tôm sú, tim, gan, phèo non, trứng cút…

Và đĩa rau ăn kèm món này cũng đa sắc hơn nhờ có thêm rau cần, tần ô, hẹ. Nhờ vậy tô hủ tiếu đã ngon lại còn hấp dẫn hơn rất nhiều. Nhiều người gọi đùa món hủ tiếu Nam Vang là món ăn “đa sắc tộc”. Bởi nó có nguồn gốc từ Campuchia, do người Hoa chế biến cho người… Việt thưởng thức.

Hủ tiếu Nam Vang rất đặc biệt vì sự đa dạng của các loại nguyên vật liệu và có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyễn ngâm dấm thanh. Tỏi ngâm làm sao cho vừa phải sớm quá thì bị cay nồng, muộn quá thì mất đi hương vị của nó.

Khác với Hủ tiếu Nam Vang Campuchia, hủ tiếu Nam Vang ở Sài Gòn, thành phần ngoài thịt heo miếng và thịt heo băm còn có thêm tôm, trứng cút, gan, mực… và đương nhiên không thể thiếu một số loại rau đi kèm như rau cần, hành lá, tần ô, hẹ, xà lách, giá…

Xem thêm:

2. Mỳ vịt tiềm Sài Gòn

Chắc hẳn nhắc đến món này, những ai chưa đặt chân đến Sài Gòn khó mà biết được. Nói không chừng, món này chỉ có thể tìm thấy ở Sài Gòn. Mì vịt tiềm được xem là một đặc sản của nền ẩm thực Sài Gòn.

Món ăn mang hương vị Trung Hoa này luôn được biết đến bởi vị đậm đà, kỳ công và tỉ mỉ. Bởi thế không lấy làm lạ khi những tiệm mì vịt tiềm luôn có mức giá cao ngất ngưởng và không phải cứ thèm là ăn được. Người ta thường nói “tiền nào của đó”, giá đắt thì luôn đi kèm với chất lượng món ăn

Đây là món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc. Vịt có thể tiềm nguyên con hoăc theo miếng (nếu theo miếng thì thông thường sẽ là phần đùi).

Ngoài ra, món này còn có một số gia vị phụ đi kèm như hạt sen, táo tàu, bạch quả… Món mì vịt tiềm này có hương thơm của hạt sen, của quế,… lại có vị đậm đà của gia vị. Đây là một món phù hợp cho những người ưu thích món hầm, tần,…

Vị ngon của món vịt tiềm phụ thuộc vào công thức ướp gia vị và nước dùng. Với khoảng 100.000 đồng cho 1 suất ăn, bạn có thể thưởng thức món mì vịt tiềm người Hoa 3 thế hệ tại mặt tiền góc đường Phan Đình Phùng – Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.

Tuy không rẻ nhưng hương vị đặc biệt của món mì vịt tiềm nơi đây vẫn thu hút được rất nhiều người đến thưởng thức.

  • Chia sẻ với bạn: Cách nấu mì Quảng củ nén đặc sản của miền Trung.

3. Cơm tấm Sài Gòn

Cơm tấm vẫn được biết đến như nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Sài Gòn. Sở dĩ được gọi là cơm tấm vì món này được làm từ những hạt tấm (những hạt gạo nứt, vỡ chưa không phải hạt gạo nguyên vẹn).

Ở những vùng miền khác, hiếm thấy người ta ăn cơm vào bữa sáng. Ấy vậy mà với người Sài Gòn, từ khi có cơm tấm, họ đã quen dần với thói quen ăn cơm tấm vào buổi sáng.

Lâu dần, món cơm tấm còn là món được các gia đình Sài Gòn ưa chuộng cả ngày, từ bữa sáng cho tới bữa trưa hay bữa tối. Món cơm tấm chỉ là từ hạt tấm thì chưa đủ. Để ăn kèm với cơm, người ta có thể chế biến thêm sườn nướng, gà quay hay cơm tấm sườn, bì, chả…

Để món ăn thêm đậm đà và nhiều hương vị, 1 đĩa cơm tấm còn có thể kèm thêm dưa góp, một bát canh và một bát nước mắm. Từ cơm, những món đi kèm, canh, nước mắm đều góp phần giúp món này tạo nên một hương vị đặc biệt mà chỉ có ở Sài Gòn bạn mới có thể thưởng thức được.

Bạn có thể tìm quán cơm tấm ngon ở Sài Gòn rất dễ dàng. Quán cơm tấm Ba Chiên ở 84 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận là một trong số những quán cơm tấm nổi tiếng Sài Gòn. Với giá từ 40.000 – 66.000 đồng, bạn đã có 1 suất cơm tấm vô cùng hấp dẫn.

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Dương Nhung – Content Marketer tại Nội thất Đức Khang – Đại lý phân phối các sản phẩm ghế hội trường chất lượng, uy tín của các thương hiệu nổi tiếng, trong đó có Hòa Phát. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại danh mục: Ghế phòng hội trường noithathoaphat.pro.
5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ
Người đăng
Quang Huy

Bài mới

Sợi lông mày mọc dài bất thường thì sao?

Lông mày đột nhiên mọc dài bất thường là điềm báo về sức khỏe của…

6 ngày trước

Đường thủy tinh có ý nghĩa gì đối với vận của mỗi người?

Đường thủy tinh là đường biểu thị do giao tế, thương mại, hợp tác, tiền…

4 tuần trước

TOP 10 mẫu cầu thang sắt lan can kính đẹp, giá rẻ năm 2022

Cầu thang sắt lan can kính là kiểu dáng cầu thang được nhiều gia chủ…

2 tháng trước

Người Việt hào hứng trải nghiệm thịt bò Tây Ban Nha chính gốc

Món Chuletón với cách nướng nguyên bản thêm một tí muối hột , món salad…

2 tháng trước

Ý nghĩa các ngón tay và gò trên bàn tay như thế nào?

Ngón tay hay gò bàn tay đều có ý nghĩa khác nhau đối với chủ…

2 tháng trước

Top những đường chỉ tay của người thông minh

Trong thuật xem tướng có thể nhận biết người thông minh thông qua việc xem…

2 tháng trước