Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Cách nấu nấm linh chi với xạ đen, hướng dẫn uống đúng cách

0

Cập nhật vào 13/04

Cách nấu nấm linh chi với xạ đen cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Nấu xong bạn cũng cần biết uống đúng cách, có như vậy mới phát huy được tác dụng của nấm linh chi, hạn chế tác dụng phụ xảy ra.

1. Uống nấm linh chi có tốt không?

Nấm linh chi từ lâu đã được biết đến chứa nhiều dược chất peptidoglycans, triterpenes, beta-glucan, acid ganoderic… Nhờ có chứa những dược chất quý này nấm linh chi khi uống rất tốt cho người dùng, dưới đây là một số giá trị sức khỏe nấm mang lại:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan siêu vi (tăng hoạt động tế bào miễn dịch, giúp cơ cơ thể sản xuất interferon; chống dị ứng, chống viêm (do acid ganoderic); chống gốc tự do,…
  • Giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol xấu, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ.
  • Chống stress tâm – thể, tăng chất lượng giấc ngủ.
  • Điều hoà huyết áp, cải thiện tiêu hoá…
  • Chống ung thư: Nhờ vào chất polysaccharide và beta glucan là chất antioxidant có lợi trong điều trị bệnh ung thư. 2 chất này giúp ức chế và kìm hãm sự gia tăng, quá trình di căn của tế bào ung thư.
  • Tăng cường sức khỏe của tim mạch và tuần hoàn máu: Các nghiên cứu đã chỉ ra, những thành phần hoạt chất có trong nấm linh cho có khả năng cân bằng nồng độ cholesterol trong máu, giảm lượng mỡ thừa, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu, tăng tần số và biên độ co tim, làm giãn mạch vành, chống ngưng tập tiểu cầu và điều hòa huyết áp, đồng thời giảm lượng đường trong máu.
  • Tăng lượng oxy cho tim và não bộ: Hoạt chất germanium được tìm thấy trong dược liệu có tác dụng cung cấp các tế bào cho cơ thể tốt hơn, nhất là ở tim và não bộ. Với tác dụng này, nấm linh được người dùng sử dụng nhằm cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh và thiếu máu não, điển hình là chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, điều hòa huyết áp, hoa mắt,…
  • Ức chế vi khuẩn và virus: Trong nấm linh chi có chứa hoạt chất G. lucidum có khả năng ức chế hoạt động và phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây ra các bệnh lý thường gặp. Ngoài ra, polysaccharide và triterpenoid trong dược liệu còn giúp ngăn ngừa quá trình nhân lên ở một số loại virus như  HIV, virus Herpes, virus gây ra bệnh viêm gan B,…
  • Phòng bệnh: Uống nấm thường xuyên với liều lượng 5 – 10g nấm mỗi ngày có tác dụng phòng bệnh rất tốt: ung thư, tai biến, xơ vữa động mạch, tiểu đường…

Chú ý: Hướng dẫn bạn uống nấm linh chi đúng cách:

  • Uống đúng liều lượng nấm cho phép
  • Không được uống nước nấm linh chi để qua đêm, hư hỏng
  • Chọn mua nấm linh chi ở các địa chỉ uy tín
  • Sử dụng nấm linh chi lâu dài từ 3 – 4 tháng trở lên để phát huy tác dụng tốt nhất của nấm.

Xin giới thiệu đến bạn một loại nấm linh chi nổi tiếng của Việt Nam đó là nấm lim xanh rừng Quảng Nam. Đây là một loại nấm linh chi đặc hữu chỉ mọc trên thân cây lim mục, cực quý hiếm và đặc biệt tốt cho sức khỏe.

2. Ai nên uống nấm linh chi, ai không nên uống?

Đối tượng nên uống nấm linh chi

  • Người muốn giảm béo
  • Người muốn làm đẹp da: chống thâm nám, tàn nhan, làm mờ nếp nhăn
  • Người mắc bệnh ung thư
  • Người bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gout
  • Người bị bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
  • Người bị bệnh mỡ máu
  • Người bị u xơ tử cung
  • Người mất ngủ, thường xuyên stress, căng thẳng.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của nấm lim xanh đối với từng đối tượng này, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài Tác dụng nấm lim xanh.

Đối tượng không nên uống nấm linh chi

  • Nếu bị bệnh tự miễn dịch (hệ thống miễn dịch gây rối loạn chức năng trong cơ thể) không được sử dụng linh chi.
  • Bệnh máu khó đông hay rối loạn xuất huyết không nên dùng và đặc biệt là những người trước thời gian đi phẫu thuật cũng không được dùng
  • Nếu bạn là người được ghép gan hay ghép thận (dùng liệu pháp ức chế miễn dịch để tránh đào thải)… cũng không nên dùng vì linh chi tăng cường miễn dịch sẽ dẫn tới đào thải nội tạng được ghép.
  • Người bị suy thận hạn chế dùng (linh chi giúp lợi tiểu sẽ làm thận hoạt động nhiều)
  • Người huyết áp thấp cũng nên hạn chế sử dụng hoặc không nên dùng.
  • Phụ nữ mang thai (bà bầu) những tháng đầu hoặc giai đoạn cho con bú không nên sử dụng hoặc muốn sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Trẻ sơ sinh không nên dùng, trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể dùng linh chi và không bị một trong các trường hợp trên.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên uống nấm linh chi không.

3. Các cách chế biến nấm linh chi phổ biến bạn nên tham khảo

#1. Cách nấu nấm linh chi với xạ đen

Tìm hiểu về tác dụng của xạ đen

Hỗ trợ điều trị ung thư:  Flavonoid trong cây xạ đen có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư đồng thời ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, lão hoá, thoái hoá gan, các tổn thương do nguồn bức xạ,…

Hoạt chất Quinon tìm thấy trong xạ đen có khả năng làm cho tế bào ung thư dễ hóa lỏng để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi Quinon được kết hợp với Flavonoid sẽ giúp đào thải, loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi người bệnh nhanh và hiệu quả gấp nhiều lần.

Ngoài hai hợp chất trên, các nhà khoa học hàng đầu thế giới còn chứng minh dược chất Saponin Triterpenoid trong xạ đen có thể ức chế sự phát triển của tế bào bệnh ung thư, tái tạo các cấu trúc tế bào bị bệnh, đồng thời có khả năng ngăn ngừa quá trình phát triển và tốc độ di căn của các khối u ác tính.

Công trình nghiên cứu nổi tiếng của hai nhà khoa học Yao-Haur Kuo và Li-ming Yang Kuo được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry năm 1997, chỉ ra hợp chất Maytenfolone A trong xạ đen có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở buồng trứng, cổ tử cung, ruột kết, đại trực tràng,…

Điều trị bệnh về gan như viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao: 

Các hợp chất trong xạ đen hỗ trợ thanh lọc gan, thúc đẩy các tế bào gan được tái tạo, cung cấp các vi thiết yếu để tạo lập nên mô tế bào mới, cải thiện các chức năng của tuyến giáp và hỗ trợ chức năng đào thải cho gan…

Trị suy nhược thần kinh, thiếu máu: Xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có ích cho người thường xuyên bị mất ngủ do hai chứng bệnh trên.

Một vài tác dụng khác của xạ đen:

  • Làm sạch động mạch và mỡ máu
  • Cải thiện tình trạng bị mất ngủ
  • Bảo vệ và tăng cường hoạt động của gan
  • Phòng ngừa mẩn ngứa, mề đay, nóng trong người

Có nên nấu nấm linh chi cùng với xạ đen không?

Hiện không có bất cứ nghiên cứu, công trình khoa học hay bằng chứng nào cho biết việc uống nấm linh chi nấu cùng xạ đen sẽ gây hại. Ngược lại khi bạn uống kết hợp 2 dược liệu này sẽ nhận được nhiều tác dụng hơn từ các dược chất ở cả nấm linh chi và xạ đen. Do vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm uống nước nấm linh chi xạ đen.

Nước nấm linh chi và xạ đen có tác dụng rất tốt cho sức khỏe
Nước nấm linh chi và xạ đen có tác dụng rất tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn chi tiết cách nấu nấm linh chi với xạ đen

Chuẩn bị: 20g nấm linh chi, 10g lá xạ đen, 10g thân xạ đen, nước lọc, nồi nước đất hoặc sành, inox (không nên dùng nồi kim loại đồng, sắt… dễ tương tác phản ứng với dược chất của nấm).

Cách chế biến: Các nguyên liệu trên các bạn đem đi rửa sạch, sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 1.5 lít thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 6 -7 lần, sử dụng trong ngày, kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ thuyên giảm.

#2. Cách nấu nấm linh chi với tam thất

Chuẩn bị:  hoa tam thất 10g,  nấm linh chi 20g.

Cách làm: Hãm với khoảng 1.5 lít nước uống trong ngày.

Bạn nên sử dụng thường xuyên hai vị thuốc này để giữ được sức khỏe tốt nhất. Thời gian qua với cách áp dụng đơn giản trên đã rất nhiều bạn lấy lại được giấc ngủ, giúp tinh thần sảng khoái và năng động.

#3. Cách nấu nấm linh chi với táo đỏ

Chuẩn bị:

  • 30g nấm linh chi (chọn thái lát hoặc nguyên cây đều được, nếu mua nấm nguyên cây thì khi sử dụng cần thêm bước thái lát nấm).
  • 20g nhân sâm tươi 
  • Táo đỏ 8 -10 quả. Cho nhiều hay ít táo đỏ là tùy thuộc vào vị của người uống, vì cho càng nhiều táo đỏ, sẽ càng tăng thêm vị ngọt và nước linh chi sắc sẽ dễ uống hơn nhiều.

Cách làm: 

  • Đem các nguyên liệu trên rửa sạch
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, lưu ý, nên đun trong nồi bằng gốm, sứ thay bằng bằng nồi kim loại
  • Đổ 2 lít nước vào nồi và đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa.
  • Tiếp tục đun khoảng 30 phút hoặc đến khi lượng nước trong nồi giảm xuống còn 2/3 thì tắt bếp và chắt nước ra bình.

#4. Cách nấu nấm linh chi với la hán quả

Chuẩn bị: Nấm linh chi (10 – 30g), la hán quả (3 – 5 quả), 2 lít nước lọc, ấm đất hoặc sứ, inox. 

Cách làm: Đem nấm và la hán quả rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho vào nồi, đổ 2 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp đến khi lượng nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít thì tắt bếp. Chắt nước ra bình hoặc để tiếp trong nồi và mỗi lần uống chắt ra sử dụng.

Cách nấu canh linh chi – điền thất

Nguyên liệu: Linh chi 15 -20 0g, điền thất 8g, đẳng sâm 20g, long nhãn 40g, táo đỏ 5 quả, gà 1 con, thịt nạc 300g, gừng tươi 3 lát.

Cách làm: Gà bỏ lông và nội tạng, bỏ móng, rửa sạch luộc qua, chặt miếng. Thịt nạc rửa sạch luộc qua. Linh chi xắt lát nhỏ, điền thất rửa sạch, băm nhuyễn. Gừng tươi rửa sạch, xắt lát. Các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả cho vào trong thố, thêm nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ tiềm (tần)  từ 2 – 3 giờ, nêm muối và dùng.

Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, cầm máu giảm đau. Thích hợp cho bệnh mạch vành, hồi hộp, ngực đau và chứng đau lặp lại nhiều lần. Bổ ích khí huyết, điều trị mất ngủ.

#5. Cách nấu canh linh chi – bồ câu

Nguyên liệu: Linh chi 20g, câu kỷ tử 20g, táo đỏ 10 quả, bồ câu 1 con, gừng tươi 3 lát.

Cách làm: Linh chi xắt nhỏ, bồ câu giết mổ rửa sạch, các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ.

Tác dụng: Kiện tỳ, khai vị. Bổ ích khí huyết. Dưỡng tâm, an thần. Ích tinh, sáng mắt. Chữa hồi hộp mất ngủ, váng đầu hoa mắt.

4. Dùng nấm linh chi trong bao lâu thì cho hiệu quả tốt?

Việc dùng nấm linh chi bao lâu để hiệu quả cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng sử dụng, thể trạng cơ địa, liệu trình,… Nhiều người chỉ cần sử dụng nấm linh chi đúng cách trong khoảng thời gian ngắn là cho hiệu quả trông thấy, nhưng có những người sử dụng lâu dài nấm linh chi, hiệu quả đến từ từ nên không nhận ra.

Nấm linh chi là dược liệu quý trong y học cổ truyền có tác dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Liệu trình sử dụng nấm linh chi có thể áp dụng tham khảo theo 5 giai đoạn bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị mà nấm tác dụng lên cơ thể cũng như sức khỏe:

  • Giai đoạn tìm và phát hiện bệnh (01-30 ngày)
  • Thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố (01-30 tuần)
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý (01-12 tháng)
  • Phục hồi cơ thể
  • Trẻ hóa cơ thể.

5. Nên dùng nấm linh chi tươi hay khô?

Mặc dù nấm Linh chi tươi có công dụng và cách dùng gần giống như nấm khô. Tuy nhiên khi sơ chế, sấy khô với nhiệt độ thích hợp các hoạt chất trong nấm sẽ tăng lên so với nấm dạng tươi. Khi sấy khô nấm gây giảm lượng nước, hàm lượng hoạt chất cao nếu tính trên khối lượng nấm đó chỉ là một lý do. Nhưng quan trọng khi phơi sấy ở nhiệt độ thích hợp sẽ kích hoạt một số chất mà ở dạng nấm tươi không có được. Mặt khác, nấm khô bảo quản sẽ tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của nấm mốc.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.