Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ Mirinda Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây?

0

Cập nhật vào 24/09

Lẩu cá linh bông điên điển, bánh canh, lẩu mắm, bánh pía,…là những món ngon nổi tiếng của miền Tây mà bạn không nên bỏ qua nếu có dịp về với vùng đất này.

Khi đến với miền Tây chắc chắn bạn sẽ không thể kiềm lòng trước những  món đặc sản nơi đây. Các món ăn hầu hết được làm từ những nguyên liệu dân dã sẵn có trong đời sống giản dị của con người miền Tây. Vậy ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây?

Miền Tây Nam bộ không chỉ nổi tiếng với những rừng dừa bát ngát, làn điệu đờn ca tài tử trữ tình. Nơi đây còn khiến vị giác của bạn được trải nghiệm thêm những hương vị mới lạ, độc đáo. Món ngon Nam bộ sẽ cùng bạn khám phá những món ăn phải thử ít nhất một lần trong đời khi đến vùng sông nước miền Tây.

Lẩu mắm

Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây? 1

Nồi lẩu mắm hấp dẫn với đầy đủ các loại rau củ

Đến với miền Tây, bạn nhất định phải thử qua món lẩu đậm đà này. Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây.

Nguyên liệu chính được làm từ mắm cá sặc hoặc mắm cá linh ở Châu Đốc – An Giang dùng làm nước cốt. Phần nước lẩu được nấu bằng mắm cá với nước dừa hoặc nước hầm xương heo. Loại lẩu này có thể dùng hầu hết các loại cá để thả vào làm mồi. Thêm vào đó, lẩu mắm cũng không hề kén chọn các loại rau nhúng từ rau chợ đến rau rừng.

Lẩu cá linh bông điên điển

Lẩu cá linh bông điên điển là một món lẩu tiêu biểu của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguyên liệu chính của món lẩu này là cá linh và bông điên điển. Cá linh xuất hiện rất nhiều vào mùa nước nổi (từ tháng 9 – tháng 11) ở miền Tây. Vào đầu mùa là thời điểm cá linh ngon nhất bởi cá chưa quá lớn, xương chưa cứng và bụng cá có mỡ nên ăn rất béo.

Bông điên điển – loại hoa gắn liền với mùa nước nổi có màu vàng tươi, mọc tràn ngập khắp các đầm lầy, mé sông, ruộng nước hay dọc theo các triền đê. Bông điên điển có vị hơi chát, ăn vừa giòn vừa thơm, lại béo béo bùi bùi.

Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây? 2

Bông điên điển vàng tươi khiến món lẩu cá linh hấp dẫn gấp bội

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được thịt cá linh mềm béo, ngọt còn bông điên điển giòn ngọt, có vị hơi chát lạ miệng. Ngoài hai nguyên liệu chính là cá linh và bông điên điển, món lẩu này còn ăn kèm với nhiều loại rau dân dã khác như bông súng, ngò gai, rau nhút,…

Cháo cá lóc

 Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây? 3

Bát cháo cá lóc thơm nóng nghi ngút khói

Cá lóc là loài cá phổ biến ở khắp các tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Cá lóc sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.

Bánh canh

Bánh canh miền Tây có rất nhiều hương vị như bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa… Nước dùng của món ăn này sánh, hơi sền sệt, sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng với các loại rau ăn kèm.

Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây? 4

Sợi bánh canh trắng tinh cùng nước dùng sánh ngọt

Món ăn đã trở nên quen thuộc với đời sống ẩm thực của người miền Tây. Đến đây, bạn có thể ăn bánh canh vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Chuột đồng nướng muối ớt

 Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây? 5

Món ăn được bán rất nhiều ở các khu du lịch và miệt vườn

Chuột đồng có ở các ruộng lúa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do thức ăn của chúng chủ yếu là lúa nên thịt của chuột đồng rất sạch, vị béo ngọt, hơi giống thịt gà. Người miền Tây có rất nhiều cách chế biến chuột đồng, trong đó nổi tiếng nhất là chuột đồng nướng muối ớt.

Thịt chuột được khử mùi tanh bằng muối, gừng và ướp với các loại gia vị như muối, đường, tỏi, ớt… Khi nướng chín thịt chuột màu đỏ vàng và lan tỏa một mùi hương thơm phức kích thích vị giác vô cùng.

Hủ tiếu miền Tây

Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây? 6

Bát hủ tiếu tôm, giò heo cùng nước lèo trong veo

Hủ tiếu là niềm tự hào của người dân miền Tây, với các thương hiệu nổi danh khắp cả nước như Hủ tiếu Nam Vang, Mỹ Tho, Sa Đéc. Nước lèo hủ tiếu trong veo gồm xương ống, giò heo và sườn non chặt miếng được hầm mềm.

Ngoài ra, hủ tiếu thường có thêm mực, tôm để món ăn được đa dạng mùi vị và tăng thêm chất dinh dưỡng. Sợi hủ tiếu có cọng nhỏ, khô, dai và giòn.

Hoa quả miền Tây

Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây? 7

Vú sữa, Chôm chôm, Bưởi Năm Roi, Thanh long, Sầu riêng, Măng cụt

Là xứ sở của cây trái vùng nhiệt đới. Khu vực miền Tây Nam bộ có những vựa trái cây đặc sản thơm ngon. Không chỉ được lòng người dân trong nước, du khách quốc tế và nhiều loại còn được xuất khẩu ra thế giới.

Các loại trái cây phải kể đến như vú sữa, sầu riêng, dừa sáp, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi…và vô vàn những loại trái cây khác mà bạn nhất định phải thử.

Các món bánh miền Tây

Bánh trái ở miền Tây được chia làm hai loại là bánh ngọt và bánh mặn. Bánh mặn có các loại như bánh tằm bì, bánh củ cải, bánh tét lá cẩm, bánh xếp, bánh cỏng… Còn bánh ngọt thì có bánh ống lá dứa, bánh ít, bánh chuối, bánh tai yến và một loại bánh nổi tiếng nhất chính là bánh pía sầu riêng ở Sóc Trăng.

Ăn gì khi về với vùng sông nước miền Tây? 8

 Bánh tằm bì, bánh tét lá cẩm, bánh ống lá dứa, bánh Pía

Đến với vùng sông nước miền Tây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những xưởng sản xuất kẹo dừa và các sản phẩm khác từ dừa. Ngồi dưới những tán cây trong các miệt vườn, thưởng thức những món ăn đặc sản miền Tây sẽ khiến bạn cảm thấy sự bình yên và thư thái.

Xem thêm :

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.