Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ Mirinda Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh

0

Cập nhật vào 09/12

Nếu người mẹ bị suy giáp trong quá trình mang thai mà không kịp thời điều trị thì sẽ để lại hậu quả xấu cho thai nhi. Cụ thể là em bé sẽ bị bệnh suy giáp bẩm sinh và có thể phải uống thuốc suốt đời, thậm chí có thể ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh.

Theo thống kê của các tổ chức y tế, cứ mỗi 3.500 đứa trẻ được sinh ra thì lại có 1 bé bị suy giáp bẩm sinh. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ mắc suy giáp bẩm sinh cao nhất, với con số là 1/2.500. Trong năm 2013, bệnh viện Từ Dũ đã xét nghiệm ngoại viện cho 24.613 trẻ và phát hiện 8 trẻ mắc căn bệnh này. Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh sau đây:

Nguyên nhân bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em

điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh 1

Nếu mẹ bị suy giáp trong quá trình mang thai mà không điều trị kịp thời thì con sinh ra cũng sẽ bị suy giáp bẩm sinh

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tuyến này bắt đầu hình thành và phát triển ở sàn não sau đó di chuyển dần xuống phía trước cổ và dừng tại đây. Đối với các trẻ mắc suy giáp bẩm sinh, từ lúc tuyến giáp hình thành và di chuyển đã có bất thường. Có thể tuyến giáp không thể di chuyển tới đúng vị trí của nó và không thể hoạt động bình thường, hoặc nó nằm ở đúng vị trí nhưng không phát triển nên cũng không sản xuất được hormone, thậm chí một số trường hợp không có tuyến giáp.

Triệu chứng của bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em sẽ khác nhau theo từng giai đoạn:

– Giai đoạn sơ sinh (tháng đầu tiên): bé bị vàng da sơ sinh kéo dài (lâu hơn 2 tuần); chậm đi phân su và sau này là táo bón kéo dài; màu da thường xám chì, tái; ngủ rất nhiều, không phản ứng nhanh tiếng động; phản xạ bú kém, có khi bỏ bú; ít khóc, tiếng khóc khan; lưỡi to bè, đưa ra ngoài; thường có biểu hiện thoát vị nhất là thoát vị rốn; chậm lên cân, tay chân lạnh.

– Ở trẻ nhỏ: bé chậm biết đi, chậm lên cân; chiều cao phát triển kém; tóc ngắn, thưa, khô, giòn, dễ gãy, răng mọc chậm. Các bạn có thể tham khảo thêm các triệu chứng khác của bệnh tại triệu chứng bệnh suy giáp.

điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh 2

Trẻ suy giáp bẩm sinh chậm phát triển hơn các bé cùng tuổi

– Tuổi dậy thì: chậm phát triển tâm thần, kém tập trung tiếp thu chậm dẫn đến học kém…, các dấu hiệu sinh lý chậm phát triển.

Nếu trẻ bị suy giáp bẩm sinh mà không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề như chậm phát triển trí tuệ không hồi phục, dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng do hàng rào miễn dịch của cơ thể kém, chậm hoàn thiện, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, những bé bị suy giáp bẩm sinh rất dễ có nguy cơ tăng cholesterol máu. Đây chính là yếu tố quan trọng gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành sau này của trẻ.

Cách điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em

Khi bị suy giáp bẩm sinh, cơ thể bé sẽ thiếu hụt hormone do tuyến giáp tiết ra – hormone T4. Loại hormone này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người, nhưng cơ thể lại không thể tự tạo ra được nếu chức năng tuyến giáp bị suy giảm. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ chỉ định cho trẻ uống một loại thuốc là L-thyroxine (hay còn gọi là T4 tổng hợp). Liều lượng của thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định thích hợp sau khi xét nghiệp hàm lượng TSH và T4 sau khi dùng thuốc.

Mẹ nên lưu ý, trẻ em bị suy giáp bẩm sinh chỉ có thể hồi phục và phát triển bình thường khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 – 3 tuần đầu sau sinh.

Phòng ngừa bệnh suy giáp bẩm sinh cho trẻ – trách nhiệm của người mẹ

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em, người mẹ trước và trong quá trình mang thai cần phải giữ gìn sức khỏe và định kỳ làm các xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm bệnh suy giáp và có hướng điều trị thích hợp, tránh để lại hậu quả xấu cho sức khỏe của con yêu.

>> 10 dấu hiệu một đứa trẻ chậm phát triển nhận thức

Được tổng hợp bởi mirindavietnam.com

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.