Cập nhật vào 09/12
Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Người bị rối loạn thần kinh thực vật có nhiều biểu hiện rối loạn các chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó dễ gây khó chịu, giảm cân, suy giảm sức đề kháng…và nhiều bệnh lý khác ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu: Cách điều trị, phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em.
Trong phạm vi bài viết này, Chúng tôi sẽ mang lại cho các bạn thông tin về cách điều trị và phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ nhỏ.
Nội dung chính
1. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em
Đối với người lớn, thường chủ yếu do nguyên nhân làm việc căng thẳng kéo dài, parkinsơn, tiểu đường…gây ra. Đối với trẻ em, đa phần chứng rối loạn thần kinh thực vật thường không xác định được nguyên nhân (vô căn).
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em
Các nguyên nhân còn lại gây rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em đó là do xuất phát từ một số bênh lý như: Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh ung thư do xạ trị, hay hệ miễn dịch suy giảmHệ miễn dịch suy yếu (chẳng hạn như bệnh Lyme, HIV/AIDS)…
Đặc biệt, rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em còn do rối loạn di chuyền từ mẹ sang con.Đa phần, trẻ em bị rối loạn thần kinh thực vật sau một thời gian phát triển đều tự khỏi do cơ chế hoàn thiện, trưởng thành của hệ thần kinh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các cách điều trị bệnh tại: điều trị rối loạn thần kinh thực vật.
2. Dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em
Hệ thần kinh:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật đó là: Trẻ hay quấy khóc, mất tập trung, mất ngủ….Đây là những triệu chứng có liên quan tới hệ thần kinh.
Tim mạch:
Những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng của tim mạch như cảm giác bị hồi hộp, nhịp tim đập nhanh chậm thất thường, hoặc đập chậm, huyết áp thay đổi liên tục…ảnh hưởng tới các hoạt động thể lực hoặc không đáp ứng kịp các hoạt động thể dục thể thao khác. Trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ ảnh hưởng tới quá trình học tập, sinh hoạt của trẻ.
Hệ tiêu hóa:
Biểu hiện rõ nét nhất của rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ đó là bị rối loạn hệ tiêu hóa. Trẻ mắc bệnh thường tiêu hóa khó khăn, bụng bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu, bỏ ăn, tiêu chảy, táo bón…Một số trẻ còn có triệu chứng ợ hơi, buồn nôn.
Hệ tiết niệu:
Rối loạn thần kinh thực vật còn gây rối loạn tiết niệu. Trẻ dễ tiểu không kiểm soát hoặc tiểu không hết. Nếu không phát hiện kịp thời rất có thể dẫn đên tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Hệ hô hấp:
Trẻ khi bị rối loạn thần kinh thực vật còn gặp các vấn đề liên quan tới hệ hô hấp: Các triệu chứng thường gặp như tẻ khó thở, hụt hơi, gnatj mũi…Trường hợp nặng gây rối loạn giấc ngủ, đau mỏi….ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của trẻ.
Có thể áp dụng 2 cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật bằng phương pháp hiện đại hiện nay đó là dùng thuốc kết hợp trị liệu và dùng tiểu phẫu trị bệnh.
3. Cách điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em
Để điều trị rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em thường có 02 phương pháp chính sau:
Thuốc trị rối loạn thần kinh thực vật:Trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật được chỉ định uống thuốc chữa rối loạn thần kinh thực vật như: thuốc canxi, thuốc nhóm Vitamin B, thuốc an thần gây ngủ, …. Trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật được hướng dẫn tập thể dục đều đặn , thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Tránh áp lực và căng thẳng của việc học trên lớp đồng thời duy trì thói quen tắm nước ấm để nâng cao sức khỏe.
Tiểu phẫu trị rối loạn thần kinh thực vật: Đây là biện pháp hủy hạch giao cảm ở ngực để ngăn ngừ tình trạng tăng tiết mồ hôi do cường chức năng giao cảm gây ra.
4. Phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em
Bổ sung chế độ dinh dưỡng để phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật
Để trẻ phòng tránh được bệnh rối loạn thần kinh thực vật thì cần duy trì cho trẻ có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Không nên gây áp lực học tập cho con cái, tạo tinh thần thoải mái, khuyến khích và tạo động lực phát triển cho con. Ngoài ra, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B, protein, Omega 3…có trong các loại hạt, thịt, trứng, rau, củ quả…giúp trẻ có sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng phòng chống được bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
>> Nguyên nhân nào khiến ngày càng nhiều người trẻ suy giảm trí nhớ?
Được tổng hợp bởi monngonnambo.net