Cập nhật vào 17/03
Người bệnh ung thư ruột trong quá trình chữa bệnh sẽ có các tác dụng phụ như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc… Ung thư ruột nên ăn gì, nên kiêng gì để cải thiện bệnh là vấn đề nhiều người quan tâm.
Nội dung chính
Ung thư ruột dùng nấm lim xanh được không?
Nấm lim xanh là một loài nấm lớn hay nấm quả thể, thuộc lớp nấm tán Agaricomycetes. Nghiên cứu khoa học hiện đã xác định nấm lim xanh thuộc về họ nấm Garnodema Lucidum. Nấm lim xanh có mũ tán rộng tối đa xấp xỉ 20 cm, mở rộng hình quạt; có thể khuyết lõm hoặc không khuyết lõm ở điểm mọc chân nấm. Độ dày mũ tán nấm dao động từ 2 cm đến 5 cm, mặt cắt ngang thể hiện rõ các thớ nấm theo chiều trên – dưới. Nấm lim xanh thật có chân ngắn, mũ tán nấm dày và cứng đôi chỗ nhìn đen bóng như sừng và khi phơi khô có mùi thơm dược thảo rõ nét.
Việc sử dụng nấm lim xanh mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cho người bệnh ung thư ruột. Lý do bởi trong nấm chứa nhiều dược chất quý hỗ trợ bệnh:
Selen:
Selen có khả năng liên kết với các kim loại nặng (Asen, chì, thủy ngân) cùng với một loại protein đặc biệt làm mất tác dụng của các kim loại này và tăng cường đào thải chúng qua đường bài tiết. Ngoài ra, Selen còn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Chế độ ăn thiếu hụt các thực phẩm chứa selen sẽ làm suy giảm miễn dịch, loãng xương, hen suyễn, mắc các bệnh về mắt…
Selen được biết đến với tác dụng nâng cao miễn dịch và phòng chống ung thư. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ của Selen với một số loại ung thư ruột, tiền liệt tuyến, da, phổi… Đã chứng minh Selen giúp tăng cường miễn dịch, làm chậm sự phát triển của khối u, giúp bệnh nhân ung thư kéo dài sự sống. Lý giải cho điều này bởi Selen là chất chống oxy hóa rất mạnh, bảo vệ hiệu quả các ADN chống các gốc tự do.
Nucleotide:
Dược chất quý Nucleotide có lợi cho hệ tiêu hóa, nâng cao chức năng của ruột, gan. Dùng nấm lim xanh tốt cho người thường xuyên uống rượu, người mắc bệnh về gan, ruột. Dược chất Nucleotide giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Nucleotide giúp duy trì sự hình thành ổn định của DNA, RNA. Do đó, thiếu hụt Nucleotide dẫn đến sự hình thành các khối u gây ung thư.
Polysaccharides:
Tại Mỹ, chuyên gia nghiên cứu Roger Mason – kết luận, Dược chất Polysaccharide là chất giúp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất, phòng chống rất mạnh mẽ khối u lành tính và ác tính, hạ thấp cholesterol xấu, điều hòa lượng đường trong máu, giúp vết thương lành nhanh, chống lão hóa da và có nhiều tác dụng khác.
Dược chất Polysaccharide rất hữu hiệu trong việc tăng cường tác dụng của hóa chất truyền vào cơ thể bệnh nhân ung thư khi hóa trị. Khi hấp thụ Polysaccharide, các tế bào miễn dịch trở nên chủ động hơn, mạnh hơn, hiệu quả trong tấn công và tiêu diệt những gì xâm nhập vào cơ thể.
Để biết được đầy đủ những tác dụng của nấm lim xanh, mời bạn theo dõi thêm bài viết Nấm lim xanh chữa bệnh.
Cách dùng nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư ruột
Nấm lim xanh tự nhiên tán bột là cách dùng nấm được nhiều người bệnh ung thư ruột thực hiện bởi tính tiện dụng khi sử dụng. Để chế biến bạn cần chuẩn bị 200g nấm lim xanh khô, nước sôi…
Nấm lim rừng chúng ta ngâm với nước muối loãng 5 – 10 phút để làm sạch và bỏ vi khuẩn, độc tố khỏi nấm, đem phơi thật kỹ cho khô, tiếp đến nghiền nhuyễn nấm lim thành bột mịn, bảo quản trong bình thủy tinh rồi đậy nắp thật kín. Mỗi lần uống bạn cho 10 – 20g bột nấm lim rừng tự nhiên hòa cùng 1 .5 lít nước sôi, khuấy đều để bột nấm hòa tan, uống nước nấm nhiều lần trong ngày.
Cách bảo quản nấm lim chống mối mọt, nấm mốc
Nấm lim rừng mua về dùng để hỗ trợ điều trị ung thư ruột nếu không cẩn thận bảo quản, cất giữ thì chỉ trong thời gian ngắn sẽ bị mọt và nấm mốc. Khi nấm bị hư hỏng sẽ không sử dụng được nữa, trong khi đó mức giá nấm lim rất cao, sẽ cực kỳ lãng phí nếu đổ đi. Cho nên, bạn cần cẩn trọng trong khâu bảo quản. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ nên mua số lượng nấm lim xanh đủ dùng trong 1 – 2 tháng.
- Không cho tay vào túi trực tiếp lấy nấm mà phải đeo găng tay hoặc dùng đũa, thìa gắp.
- Lấy nấm ra sử dụng xong đừng quên đậy nắp túi, nắp hộp thật kín, tránh tiếp xúc nhiều không khí.
- Bảo quản nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát…
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của từng dược chất có trong nấm lim xanh, mời bạn theo dõi thêm video dưới đây:
Bệnh nhân ung thư ruột nên ăn gì khác?
Khoai lang
Đây được xem là “thần dược” nhuận tràng tự nhiên, rất hữu ích cho chức năng hệ tiêu hóa. Khoai lang còn chứa lượng lớn chất oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và chống lại bệnh ung thư. Điều này được thể hiện ở việc các chất chống oxy hóa làm nhiệm vụ ngăn chặn tế bào ung thư hoạt động và phát triển gây bệnh.
Cá hồi
Cá hồi là nguồn bổ sung protein và omega 3 tuyệt vời của cơ thể, rất tốt đối với bệnh nhân ung thư ruột. Các hồi có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Hơn nữa thịt cá hồi mềm, dễ ăn, khiến người bệnh ngon miệng và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Gạo nâu
Gạo nâu chưa bỏ lớp cám bên ngoài nên có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ hơn gạo trắng thông thường. Chất xơ giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời chất xơ và chất béo trong gạo nâu còn góp phần làm giảm và ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy, có thể thêm gạo nầu vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, gạo nâu cứng hơn, nên nấu trong thời gian dài để gạo chín mềm giúp bệnh nhân dễ ăn hơn.
Gừng
Gừng cũng là loại thực phẩm bạn nên dùng nếu muốn giảm nguy cơ ung thư ruột non bởi gừng là gia vị có tính kháng viêm. Nếu trong ruột non xuất hiện khối u, gừng sẽ giúp giảm viêm, giảm nguy cơ khối u phát triển thành ung thư. Đặc biệt, với thời tiết lạnh, việc dùng gừng thường xuyên sẽ đồng thời còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể bạn. Một công đôi lợi, thật quá tiện dụng đúng không.
Người bị bệnh ung thư ruột nên kiêng ăn gì?
Đồ ăn quá nóng
Thời tiết lạnh khiến chúng ta luôn muốn được ăn những món ngon nóng hổi, tuy nhiên, nên chú ý tới nhiệt độ vừa phải để tránh gây nguy hiểm tới đường ruột.
Niêm mạc ruột của con người chịu được nhiệt độ từ 50 ° C đến 60 ° C, nếu ăn các thức ăn nhiệt độ cao hơn sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc này, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển và lây lan sang các khu vực khác.
Đồ ăn cay
Tương tự như đồ ăn nóng, bệnh nhân ung thư ruột không nên ăn đồ ăn cay. Chúng tạo ra lượng nhiệt lớn, gây tổn thương đường ruột. Đồng thời, khi ăn nhiều đồ ăn cay, hàm lượng các chất có hại như nitrite và axit oxalic sẽ không ngừng tăng lên, làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Chuyên gia cảnh báo, đồ cay nóng, đặc biệt là lẩu không nên ăn quá nhiều, rất dễ kích thích ruột, tăng gánh nặng cho ruột, gây tiêu chảy và thậm chí là ung thư ruột.
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Những món ăn chiên rán giòn rụm thơm ngon là món khoái khẩu của rất nhiều người người. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư ruột. Các loại thịt khi chế biến ở nhiệt độ cao protein trong đó biến đổi thành các chất hóa học heterocyclic amin gây đột biến, nguyên nhân gây ung thư hàng đầu.
Đồ nướng
Món nướng với hương thơm và vị ngọt hấp dẫn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là món thịt nướng. Cũng giống đồ chiên rán, đồ nướng cũng tiếp xúc với nhiệt độ cao, các protein cũng bị biến đổi thành chất gây ung thư. Do vậy, bệnh nhân ung thư ruột cũng nên tránh ăn các loại đồ ăn này.
Đồ ăn muối chua
Đồ ăn muối chua là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc, nhất là trong dịp lễ tết. Vị chua chua ngọt ngọt của chúng giúp người ăn xua tan đi cảm giác ngán dầu mỡ, giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn. Tuy nhiên đối với đường ruột, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi, nhóm thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Chất kích thích, đồ uống có ga
Những sản phẩm này luôn gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân ung thư ruột. Khi vào cơ thể, tiếp xúc với thành ruột, chúng sẽ phá hủy các tế bào ở đây, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Những chú ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư ruột
Trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư, người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được sức khỏe chống lại bệnh tật.
Trong một ngày, buổi sáng và trưa là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn buổi tối. Do vậy, nên chia khẩu phần ăn vào ban ngày nhiều hơn vào tối để cơ thể hấp thụ tốt các dưỡng chất. Đồng thời, nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, thêm sức mạnh chống lại bệnh tật.
Người bệnh thường ăn được ít, do đó cần chia nhỏ bữa ăn để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Trường hợp người bệnh không thể ăn được nên dùng phương pháp đặt ống dinh dưỡng, tránh tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng xảy ra, vô cùng nguy hiểm với người bệnh ung thư.
Theo Bệnh viện Bạch Mai (ungthubachmai.com), chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cũng cần chú ý ở từng phương pháp điều trị:
Chế độ ăn sau phẫu thuật:
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cần thêm calo và protein để chữa lành vết thương và phục hồi. Trong quá trình hồi phục, cần cố gắng phục hồi sớm và duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt, ưu tiên các biện pháp dinh dưỡng hỗ trợ đường miệng để tối ưu hóa khẩu phần dinh dưỡng. Một số bệnh nhân khó có thể ăn một chế độ ăn bình thường vì các tác dụng phụ liên quan đến phẫu thuật. Vì vậy cần có biện pháp thích hợp như: ăn qua sonde, dinh dưỡng đường tĩnh mạch….
Chế độ ăn khi xạ trị:
Các tác dụng phụ gây ra bởi bức xạ phụ thuộc vào khu vực cơ thể được xạ trị, kích thước của khu vực được xạ trị, loại và tổng liều xạ trị, và số lần điều trị…. Tác dụng phụ thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ hai hoặc thứ ba của điều trị và đạt đỉnh khoảng hai phần ba chặng đường của quá trình điều trị. Hầu hết tác dụng phụ đều là tạm thời, thường khỏi sau khi kết thúc điều trị tia xạ từ 2-4 tuần, một số ít có thể kéo dài lâu hơn nhiều.
Khi xạ trị có thể gây ra buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon miệng, thay đổi mùi vị, các vấn đề về răng (viêm chân răng, chảy máu chân răng), viêm cơ, tiêu chảy và kém hấp thu do tổn thương ruột, giảm chức năng miễn dịch.
Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt như trái cây mềm, phô mai, bún, mì, miến, sữa, bột ngũ cốc… Nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.
Chế độ ăn khi hóa trị:
Khi điều trị bằng hóa trị liệu có thể gây nên các vấn đề có liên quan tới dinh dưỡng như sau: suy tủy, ức chế sản xuất bạch cầu, bất thường khẩu vị, viêm màng nhầy, viêm thực quản, buồn nôn, nôn và mệt mỏi, thiếu máu, chức năng hệ miễn dịch giảm sút.
Trong những trường hợp này, cần lưu ý:
- Nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua lượng vừa phải nhằm tăng tiết nước bọt.
- Tránh ăn nhiều đường.
- Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh ít.
- Uống nhiều nước và uống từng ngụm trong vài phút.
Trên đây là thông tin những loại thực phẩm người bệnh ung thư ruột nên ăn và nên kiêng. Bệnh nhân và người chăm sóc nên ghi nhớ chúng để xây dựng bữa ăn dinh dưỡng nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ khi lựa chọn thức ăn để chọn đồ ăn phù hợp nhất với tình trạng bệnh hiện tại.
Để việc sử dụng nấm lim xanh đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên tham khảo thêm Cách dùng nấm lim xanh được chia sẻ bởi các chuyên gia.