Hãy cùng chúng tôi tham khảo 10 món ăn đặc sản Kiên Giang sau đây:
1. Xôi xiêm – Đặc sản Hà Tiên kiên Giang
2. Bún Kèn – Đặc sản Hà Tiên kiên Giang
3. Cá nhồng – Đặc sản Phú Quốc Kiên Giang
8. Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu
Chắc hẳn trong lòng mỗi người Việt, xôi là một thức quà không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Hình ảnh người bán xôi dắt chiếc xe hàng cũ kĩ đi rao khắp các con phố lớn ngõ nhỏ đã trở thành một nét văn hóa đẹp cổ kính trong lòng xã hội hiện đại đang không ngừng phát triển. Món ăn bình dị truyền thống này chưa bao giờ là cũ kĩ với mỗi người con Việt Nam. Vào mỗi ngày đông lạnh như thế này, cầm gói xôi thơm phức nóng hổi trên tay là đã đủ ấm lòng.
Xôi xiêm Hà Tiên – thức quà bình dị của đất Kiên Giang
Là món ăn bình dị truyền thống nên xôi có mặt ở khắp mọi nơi. Đến với Kiên Giang, các du khách rỉ tai nhau món xôi xiêm Hà Tiên đặc sản khác lạ nhất định phải nếm thử. Xôi xiêm có nguồn gốc từ Campuchia. Để làm ra những gói xôi vàng ươm, bóng bẩy, đẹp mắt, những người phụ nữ Hà Tiên đã rất công phu và kĩ lưỡng từ bước chuẩn bị nguyên liệu. Họ chọn những hạt nếp Thái Lan dẻo và thơm ở chợ Hà Tiên, được vận chuyển theo đường biên giới Campuchia. Sau đó ngâm nếp từ 4-5 giờ, gút nước bằng vải the rồi chưng cách thủy nửa giờ.
Nhân xôi có trứng gà ta trộn ướp với nước dừa diêm, nước đường Thốt Nốt và đường cát Thái Lan, cho nhân xôi vào một nồi khác hấp riêng. Đợi khi nhân chín, bắc xuống để nguội rồi cắt thành từng miếng ăn kèm với xôi. Để tạo vị thơm khác dịu nhẹ cho xôi xiêm, người ta thường cho lá dứa nồi nước nấu. Sau khi hoàn thành việc chế biến, đợi xôi chín rồi vớt ra, ta sẽ lập tức bị thu hút bởi mùi thơm béo ngậy của hỗn hợp nếp, trứng gà ta, nước dừa xiêm… cộng thêm vẻ ngoài bóng bẩy, vàng ươm của nó là đủ cho cái bụng “đánh trống” liên hồi. Cắn miếng xôi dẻo ngọt, thơm ngậy, cảm nhận được vị ngọt dịu của nó tan trong miệng thật hạnh phúc biết bao.
Thêm một món đặc sản đến từ Hà Tiên – Kiên Giang gây thương nhớ cho bao du khách: bún kèn. Bún kèn là một món ăn rất riêng, lạ miệng với cách chế biến vô cùng công phu. Mùi vị đặc trưng của bún kèo được quyết định bởi nước lèo. Bởi thế, muốn chế biến được một tô bún kèo ngon thì giai đoạn pha chế nước lèo là giai đoạn quan trọng nhất. Để thực khách cảm nhận được vị thơm ngon hấp dẫn của món ăn, người đầu bếp đã lựa chọn những con cá tươi ngon ninh lên để tạo độ ngọt cho nước, sau đó cho dừa tươi và các loại rau giá vào để tạo vị đậm đà cho món bún.
Để cho món ăn trở nên bắt mắt thực khách thì không thể thiếu khâu trang trí. Món bún kèn trở thật hấp dẫn với hành xanh, giá trắng, một lớp tôm vàng giã nhuyễn được rắc lên trên cùng các loại rau thơm. Đã đặt chân lên đất Kiên Giang thì hãy tìm đến quán bún kèn nằm ở đầu đường Trầu Hầu, gần chợ Hà Tiên – một trong những địa điểm bán bún kèn ngon nhất.
Cá nhồng không phải là loại cá xa lạ gì với những người con vùng biển, nhưng cá nhồng Phú Quốc lại là loại cá đặc biệt khác với các loại cá nhồng thông thường. Vì chúng sống ở vùng đại dương rộng lớn nên thịt của chúng ngon và đậm đà hơn so với các con khác, kích thước của chúng cũng to hơn thông thường. Cá nhồng ngon mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhất là đối với người già, trẻ nhỏ. Có rất nhiều món ăn phong phú được làm từ cá nhồng, như chả cá nhồng, canh cá nhồng nấu, cá nhồng chiên giòn, chiên mắm ớt chanh. Mỗi món mang một hương vị khác nhau, đều hấp dẫn đủ để vương vấn kẻ đến người đi.
Đến “đảo ngọc” Phú Quốc là bạn không thể bỏ qua món gỏi cá trích. Gỏi cá tươi ngon ăn kèm rau sống thêm vị béo ngậy của dừa quả là một sự lựa chọn tuyệt vời cho mỗi du khách. Cá trích tươi ngon được người ta lựa chọn thật kĩ càng ăn kèm hành tây, xà lách, dưa chuột, rau thơm… Cuộn tất cả những thứ đó kèm gỏi cá vào bánh tráng cuốn, chấm nước chấm cay cay tê tê, cảm nhận từ từ vị tươi ngon, ngọt mềm thì không gì tuyệt bằng. Những người đầu bếp khéo tay không chỉ kích thích vị giác của thực khách mà còn kích thích cả thị giác của họ bằng cách bày biện trang trí đĩa gỏi cá thật đẹp mắt với rau xanh ngắt cùng cà rốt thái hình hoa bên trên, bên dưới là cá trích được xếp vòng tròn.
Nấm tràm thường mọc nhiều ở Phú Quốc, nhưng không phải mùa nào cũng có. Vào mùa mưa cũng chính là mùa bội thu nấm, nấm mùa mưa rất tươi non và ngọt mềm. Nấm tràm sinh sôi phát triển ở nơi có cây tràm, lá và vỏ của cây tràm rụng xuống biến thành lớp mùn nuôi dưỡng nấm tràm. Chu kỳ sinh trưởng và nở rộ của nấm tràm thường kéo dài trong 1 tháng, sau đó là hết mùa.
Nấm tràm hầm gà là món giữ được hương vị của nấm nhất
Các món ăn được chế biến từ nấm tràm khá đa dạng và phong phú. Thực khách sẽ khó lòng quên được vị thanh ngọt của món nấm tràm hầm gà, vị đăng đắng của nấm xào hay vị tươi ngon của cá viên nấu với nấm, ngọt mềm của nấm nấu tôm. Món nào cũng thật ấn tượng.
Lại thêm một món đặc sản nức lòng người của Hà Tiên mà bạn nên thử khi đặt chân đến Kiên Giang: bánh canh ghẹ chả. Nguyên liệu làm bánh canh ghẹ chả thật xuất sắc. Ghẹ, cá làm chả, tôm và đầu cá thu đùng để chế biến nước lèo. Nước lèo của món này còn hầm thêm xương heo nên vị càng tuyệt vời hơn. Vì có thêm xương heo hầm cùng nên món bánh canh ghẹ chả làm toàn từ hải sản àm không hề tanh chút nào, trái lại vị còn rất thanh, mùi rất hấp dẫn. Một tô thôi mà như chứa cả mùi vị biển rộng lớn làm say lòng người thưởng thức.
Là vùng của biển cả rộng lớn, nguồn thủy hải sản phong phú dồi dào tất nhiên không thể thiếu mắm nguyên chất Phú Quốc. Tạo dựng thương hiệu gần 200 năm nay, nước mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng ở nước nhà mà còn nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới. Được chắt lọc từ những con cá cơm ngon nhất, nước mắm Phú Quốc luôn tự tin khẳng định thương hiệu số một của mình ở thị trường trong nước. Đây là thức quà được du khách chọn mua mang về tặng người thân, bạn bè nhiều nhất ở Phú Quốc.
Có thể coi đây là món đặc sản “hiếm có khó tìm” nhất của vùng đất Kiên Giang vì cá nhám tương đối hiếm. Ngư dân chỉ cung cấp loài cá này cho các nhà hàng lớn hoặc cho thực khách “đặt trước” chứ không bán ngoài chợ.
Cá nhám giàu có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong đó lẩu chua sả nghệ vẫn là món được biết đến nhiều nhất. Lẩu chua cá nhám giàu cần có gừng, sả đập nhuyễn trộn chung với nghệ. Để tạo độ chua cho canh cá cần cho nước cốt chanh tươi hoặc me, măng muối.
Bên cạnh nước mắm Phú Quốc, bánh ống lá dứa là một sự lựa chọn hoàn hảo cho du khách mang về làm quà cho người than, bạn bè. Bánh ống lá dứa có hình trụ, mỗi chiếc dài khoảng từ 10-15c cm. Nguyên liệu chính để làm bánh là lá dứa, bột gạo nếp, dừa nạo và vừng. Chiếc bánh dứa nhỏ xinh, màu xanh của lá dứa dịu dàng, thơm ngọt, thử một cái là muốn ăn cái thứ hai. Chiếc bánh này cũng có giá rất bình dân, chỉ khoảng 5000 đồng là ta đã có được một đặc sản của vùng đất Kiên Giang này.
Một loại bánh dân dã nhưng cũng không kém phần tinh tế của Kiên Giang đó là bánh thốt nốt. Bánh thốt nốt cũng giống như bánh ống lá dứa có nguồn gốc từ người Khmer, dần dà trở thành một phần không thể thiếu với người dân Kiên Giang. Bánh thốt nốt làm từ trái thốt nốt, nước thốt nốt và bột gạo.
Người Kiên Giang thường lấy trái thốt nốt già chà vào rổ lấy bột, trộn với gạo, chút dừa nạo rồi gói trong lá chuối hoặc lá dừa, lá thốt nốt đem hấp. Sau một khoảng thời gian, bánh thốt nốt chín tỏa ra hương thơm ngào ngạt khiến ta không thể kiềm lòng được.
Hi vọng với bài review chân thực của monngonnambo.net, bạn sẽ có một chuyến hành trình khám phá vùng nước mặn Kiên Giang thật vui vẻ, nếm thử được hết 10 món ăn đặc sản Kiên Giang.
Lông mày đột nhiên mọc dài bất thường là điềm báo về sức khỏe của…
Đường thủy tinh là đường biểu thị do giao tế, thương mại, hợp tác, tiền…
Cầu thang sắt lan can kính là kiểu dáng cầu thang được nhiều gia chủ…
Món Chuletón với cách nướng nguyên bản thêm một tí muối hột , món salad…
Ngón tay hay gò bàn tay đều có ý nghĩa khác nhau đối với chủ…
Trong thuật xem tướng có thể nhận biết người thông minh thông qua việc xem…