Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

-  - Zalo

Người bị ung thư đại tràng nên ăn gì, nên kiêng ăn gì?

0

Cập nhật vào 17/03

Người bệnh ung thư đại tràng nếu không được cung cấp chế độ dinh dưỡng sẽ khó đủ sức khỏe để áp dụng phương pháp điều trị: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Do vậy, người bệnh cần biết Ung thư đại tràng nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì? để xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất.

Người bệnh ung thư đại tràng có nên dùng nấm lim xanh?

Nấm lim rừng tự nhiên có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, họ Nấm linh chi. Quảng Nam, Tây nguyên, Trường Sơn là những khu vực có nhiều nấm lim xanh. Trong đó, nấm lim xanh Quảng Nam là loại nấm được đánh giá là có chứa nhiều hàm lượng dược chất nhất. Dựa trên sắc màu, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi thì Nấm lim rừng tự nhiên có 6 loại chính:

  • Hồng linh chi: Nấm có màu đỏ, đây là loại nấm mọc từ rễ cây lim xanh. Dân chuyên thu hái nấm lim hay gọi theo dân gian là nấm rễ hoặc là nấm dù. Vị nấm khi uống hơi cay, mát tốt cho hoạt động của phổi, giảm ho, giảm tắc mũi…
  • Hắc linh chi: Toàn thân và mũ nấm mang màu đen xám, vỏ gỗ lim mục là nơi hắc linh chi mọc, nấm có vị mặn, không độc, tính bình.
  • Bạch linh chi: Nấm có màu trắng xám
  • Hoàng linh chi: Màu sắc nấm hơi vàng, nấm được mọc từ lõi bên trong và vỏ gỗ lim trong rừng.
  • Tử linh chi: Thân và mũ nấm mang màu tím than khi sắc nước nấm có vị hơi ngọt, mát; trị đau nhức khớp xương, gân cốt.
  • Thanh linh chi: Nấm có màu xanh, vị chua, tính bình, không độc; thường xuyên uống sẽ mang đến nhiều công dụng như giảm căng thẳng và mệt mỏi, tốt cho gan.

Nấm lim xanh là dược liệu quý, có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh ung thư, trong đó có ung thư đại tràng rất tốt. Nấm chứa nhiều dược chất quý như Lingzhi-8 Protein, Polysaccharide, Ganodermic, Glycoprotein… có tác dụng tiêu diệt và ức chế hoạt động của các tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Đồng thời, nấm lim xanh còn giúp giảm đau, giảm buồn nôn và các tác dụng phụ khác trong điều trị hóa trị và xạ trị.

Nếu đang có nhu cầu mua nấm lim xanh, bạn nên tham khảo trước giá được niêm yết trong bài Nấm lim xanh bao nhiêu 1 kg.

Nấm lim xanh là một dược liệu được đánh giá rất cao trong hỗ trợ điều trị ung thư
Nấm lim xanh là một dược liệu được đánh giá rất cao trong hỗ trợ điều trị ung thư

Uống nấm lim tự nhiên có vị gì?

Nước nấm lim rừng sau khi nấu hoặc hãm trà… sẽ có vị đắng ngắt. Mức độ đắng của nấm lim xanh được thể hiện qua việc chỉ cần ngồi cạnh đống nấm lim nhỏ chừng 3 – 4 phút bạn cảm thấy cuống họng có vị đắng.

Vị đắng của nấm lim xanh tự nhiên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: thổ nhưỡng, vị trí mọc, khí hậu, nguồn gốc, thời gian thu hoạch. Như đối với nấm lim nuôi trồng thì vị đắng sẽ nhạt hơn so với nấm lim rừng tự nhiên; nấm lim thu hoạch vào mùa mưa khi uống cũng sẽ có vị nhạt hơn so với nấm thu hoạch vào những ngày tiết trời nắng ráo… Thực tế dựa vào kinh nghiệm, các thầy thuốc Đông Y cho biết mức độ đắng ít hay nhiều không ảnh hưởng đến tác dụng của nấm trong việc nâng cao bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ trị bệnh tật.

Cách chọn nấm lim xanh chuẩn tự nhiên

Thực tại hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều đơn vị bán nấm lim xanh giả, chính vì vậy để mua được nấm lim xanh tự nhiên chuẩn, dược tính cao người tiêu dùng cần phải dựa vào các dấu hiệu nhận biết sau:

Về hình dáng: nấm lim xanh chuẩn có kích thước dài, thân cây ngoằn ngoèo, cong xấu xí, gốc nấm dính ít gỗ lim, kích thước các cây nấm không đều nhau.

Dựa theo sắc màu: người mua nên chọn lựa loại nấm lim dính nhiều bào tử, đó là lớp bột màu nâu, bám thành một lớp mỏng trên tai nấm. Lượng bào tử này có càng nhiều càng tốt, lý do vì phần lớn mọi dược chất quý của nấm lim rừng tự nhiên đều dính ở lớp bào tử này.

Dựa theo mùi vị: nấm lim xanh chuẩn 100% có hương thơm riêng biệt của thảo dược, khi nấu lên thì nấm lim tự nhiên có mùi giống mùi của cá khô. Mùi này sẽ không có được ở những loại nấm nấm lim rởm. Vị của nấm lim tự nhiên thật rất đắng.

Dựa vào khối lượng: Nấm chuẩn khi cầm sẽ thấy chắc tay. Trong khi đó nấm lim mà nhẹ bẫng mặc dù kích thước to thì điều này chứng tỏ nấm đã bị hư hỏng, xơ hóa thành gỗ, chẳng còn dược tính.

Bạn có thể xem đầy đủ các công dụng của nấm lim xanh trong video dưới đây:

Ung thư đại tràng nên ăn gì, uống gì khác?

Những thức ăn mà người bị ung thư đại tràng nên ăn

Khoai lang

Khoai lang vừa chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, vừa chứa chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự hoạt động và phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả. Vị của nó ngọt thanh, mềm, dễ ăn, rất phù hợp với người bệnh. Do vậy, người bệnh ung thư đại tràng nên bổ sung khoai lang vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Bổ sung vitamin B9 (Folate)

Vitamin B9 có thể bảo vệ để tế bào DNA không bị tổn hại. Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng những người bổ sung hơn 400mcg folate hàng ngày giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng tới hơn 52% với người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Với những người không có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng, vitamin này cũng có lợi ích tương đương.

Đó là lý do bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều folate như nước cam, ngũ cốc, trái cây, rau xanh, các loại rau lá sẫm màu hay cây họ đậu…vào thực đơn hàng ngày.

Quả bơ

Trong quả bơ có nhiều chất xơ, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa hiệu quả, giảm nguy cơ polyp ung thư đại tràng. Nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trà

Trà xanh chứa nhiều thành phần chống oxy hóa. Những thành phần này giúp tiêu diệt các chất sinh ung thư trong cơ thể, làm giảm tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của các tế nào này.

Uống một hoặc nhiều hơn 1 tách trà mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng gần 30%. Trà xanh được xem là loại trà tốt hơn trà đen vì thành phần của nó có nhiều chất chống oxy hóa tuyệt vời hơn.

Gừng

Trong gừng có các chất chống viêm có ích trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư đại tràng. Kết hợp với một số thực phẩm khác như tỏi, nghệ, cây oregano và hành đỏ, nó  sẽ có tác dụng tăng cường tiêu diệt tế bào ung thư. 

Người bệnh có thể dùng trà gừng uống hoặc đơn giản chỉ là thường xuyên sử dụng gừng trong chế biến món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng hiệu quả.

Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm lên men tự nhiên, trong đó chứa lượng men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người, giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời duy trì môi trường lành mạnh trong đại tràng.

Rau họ cải

Bạn có thể bổ sung bông cải xanh, bắp cải, rau bina,… vào bữa ăn hằng ngày nhằm phòng tránh và hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng. Không chỉ có tác dụng cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng gồm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào, các loại rau họ cải còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, nhất là bệnh ung thư. 

Ung thư đại tràng nên kiêng ăn gì?

Những thức ăn mà người bị ung thư đại tràng không nên ăn

Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định liệu người mắc bệnh ung thư đại trực tràng có nên ăn thịt đỏ hay không. Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn phần nạc, chỉ ăn 80mg/ngày. Ngoài ra, bạn có thể thay thịt đỏ bằng các nguồn protein đến từ hải sản để có đủ protein chế độ ăn uống.

Rượu và thuốc lá

Hai chất này khiến hệ tiêu hóa và hệ bài tiết phải hoạt động vất vả hơn để đào thải các chất độc hại của nó ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, các chất độ này khi vào cơ thể vẫn ngấm qua niêm mạc cơ quan tiêu hóa, đi vào cơ thể, gây hại cho các vị trí nó đi qua. Chúng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư hệ tiêu hóa , trong đó có đại tràng.

Cafein

Một nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Dana-Farber chỉ ra rằng, những người đang điều trị ung thư đại trực tràng có nguy cơ tái phát ung thư gấp 4 lần nếu uống 4 cốc cà phê, hoặc 460 miligam caffeine mỗi ngày.

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật

Gần như phần lớn bệnh nhân ung thư đại tràng đều cần phải tiến hành phẫu thuật trong quá trình điều trị bệnh, do đó cần chú ý đến vấn đề ăn uống sau phẫu thuật.

Chế độ ăn khi mới mổ xong

Khi người bệnh bắt đầu ăn, sẽ bắt đầu với nước hầm xương và nước trái cây và các loại thức ăn rất dễ tiêu hóa. Trong thực đơn hàng ngày có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm có hại đồng thời cần cung cấp một số thực phẩm để cung cấp năng lượng.

Người bệnh có thể phải hạn chế các loại thực phẩm sau đây một cách tạm thời: da và vỏ trái cây, sữa, chất xơ ngũ cốc, đậu và đậu Hà Lan, kẹo, chất béo và thực phẩm chiên, tránh các loại hạt, các loại trái cây sấy khô như mận, nho khô và quả mọng; tránh các loại rau tạo ra khí như bông cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải brussel, cải xoăn.

Cần một chế độ ăn uống dư lượng thấp: bánh, bánh mì, các loại mỳ ống, nước trái cây, nho, chuối, dưa hấu, nước quả bí, cocktail trái cây; ăn rau nấu chín hoặc rau xay nhuyễn như củ cải đường, ớt chuông, dưa chuột (không ruột), cà tím, đậu xanh, nấm, bí đao, bầu; ăn thịt nấu chín nhừ, cá, trứng.

Chế độ ăn sau mổ, ở giai đoạn phục hồi

Khi người bệnh dần phục hồi, có thể bắt đầu thực hiện theo chế độ ăn uống đảm bảo cho sức khỏe nói chung và công tác phòng chống ung thư thông qua việc lựa chọn và kết hợp điều phối nhiều loại thức ăn, chứa nhiều calo, albumin và giàu vitamin như các loại cá, thịt nạc, sữa, nấm, các loại quả, hạt và đậu đỗ, dầu cá, các chế phẩm từ sữa (mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc sữa) và từ các loại rau xanh. Thức ăn nhiều đạm sẽ cung cấp cho người bệnh nhiều axit amin. Các loại axit amin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra người bệnh uống thêm nấm lim xanh có chứa dược chất beta glucan có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng, chống nhiễm trùng hiệu quả.

Nếu bạn đang sinh sống tại Tp.Hồ Chí Minh, bạn có thể đặt mua ngay nấm lim xanh tại Bán nấm lim xanh tại Sài Gòn.

Những lưu ý về chế độ ăn của người ung thư đại tràng

Tùy theo tình trạng hiện tại của người bệnh ung thư đại tràng mà có chế độ dinh dưỡng được áp dụng khác nhau.

  • Nếu bệnh nhân bị đầy, trướng bụng, ăn không tiêu thì nên chọn thức ăn dễ tiêu hóa như các món canh chua, nước cam, nước gừng, mì sợi, cháo loãng…
  • Nếu bệnh nhân buồn nôn, nôn mửa thì nên chọn thực phẩm thanh đạm như bột ngó sen, ngũ cốc… tránh thức ăn tanh, nhiều dầu mỡ.
  • Khi điều trị hóa chất bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, buồn nôn, nôn mửa… nên cho bệnh nhân sử dụng thực phẩm bổ dưỡng, hấp thụ nhanh và có hiệu quả bồi bổ cơ thể tốt như sữa, trứng gà, cà chua, trà sâm…
  • Bệnh nhân ung thư đại tràng thời kỳ muộn, toàn thân suy nhược, ăn uống khó khăn, vì vậy cần phù tăng cường dinh dưỡng,  dùng sâm hãm với nước để trợ giúp tăng cường chức năng của các tạng phủ.

Như vậy, người bệnh và người chăm sóc cần ghi nhớ chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị bữa ăn phù hợp nhất. Có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh.

Để biết thêm về các triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng, bạn có thể xem tại bài viết Các triệu chứng sớm của bệnh ung thư đại tràng.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.